Thứ năm, 21/11/2024 |
Previous
Next

Văn hóa Doanh nghiệp

Thúc đẩy tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp: Yếu tố nào quan trọng?

Sự gắn bó, đoàn kết giữa các nhân viên trong doanh nghiệp giống như các mảnh ghép được gắn kết hoàn hảo, giúp nâng cao hiệu quả công việc. Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp đậm tình đoàn kết cần rất nhiều các yếu tố khác nhau.

Xác định rõ ràng mục tiêu

Một tổ chức, doanh nghiệp cần có đường lối và xác định rõ ràng các mục tiêu, đồng thời đảm bảo tất cả nhân viên đều nhận thức sâu sắc về các tôn chỉ này. Điều này giúp mọi người dễ dàng làm việc hài hòa, hướng tới cùng một mục tiêu và tạo ra tinh thần đồng đội cao hơn.

                                                                                       Ảnh minh họa

Xác định rõ ràng mục tiêu chung của công việc thì nhân viên mới hiểu rõ mình cần phải làm gì, nỗ lực như thế nào cho tập thể để đóng góp vào thành công chung. Nếu tập thể cùng chạy theo một mục tiêu quá chung chung, mơ hồ, thì sẽ không thể tận dụng nguồn lực sẵn có và phát huy thế mạnh của từng thành viên.

Ngoài ra, yếu tố rõ ràng ở đây còn mang ý nghĩa “có thể thực hiện được”. Một mục tiêu chung rõ ràng kèm theo những mục tiêu nhỏ là điều cần thiết, giúp mọi người từng bước bám sát vào lộ trình phát triển và hiểu rõ vấn đề cần triển khai, giải quyết.

Bình đẳng

Tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp được xây dựng một phần dựa trên sự bình đẳng. Bình đẳng ở đây là sự công bằng giữa các thành viên. Ai làm tốt sẽ được khen thưởng, ai làm sai sẽ bị phạt, không có sự thiên vị hoặc đối xử đặc biệt trong công việc.

Nếu thiếu sự bình đẳng thì sẽ có thể xuất hiện tình trạng nảy sinh những bất hoà, không nhất quán trong công việc. Đó là một “dấu trừ” đáng lo ngại bởi khi chính những cá thể không thể tìm được tiếng nói chung thì không những bản thân họ mất đi sự hứng thú trong công việc, giảm năng suất lao động mà còn có thể gây hại cho tập thể.

Phân bổ nhiệm vụ, khối lượng công việc hợp lý, thưởng phạt phân minh sẽ khiến cho mọi người đều nhận thấy sự bình đẳng. Mỗi cá nhân sẽ thi đua một cách công bằng để phát triển công việc và hoàn thành mục tiêu chung của nhóm.

Bình đẳng ở đây còn cả ở trong giao tiếp, nhân viên cần được tạo điều kiện để giao tiếp cởi mở với đồng nghiệp và cả cấp trên. Thúc đẩy giao tiếp tự do khiến mọi người cảm thấy bản thân được tôn trọng, lắng nghe, được hỗ trợ bởi chính đồng nghiệp, cấp trên. Từ đó tinh thần đồng đội, gắn kết giữa các thành viên ở nơi làm việc sẽ được cải thiện theo chiều hướng ngày một tốt hơn.

Chia sẻ

Mọi người đều có quyền được biết những thông tin cần thiết về kế hoạch phát triển hoặc nội dung công việc liên quan đến bản thân và tập thể, để từ đó hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của từng người và hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết. Mặt khác, mỗi nhân viên đều có quyền tự do chia sẻ những quan điểm, ý kiến của mình vào công việc chung của cả nhóm.

Nhà lãnh đạo nên duy trì các buổi chia sẻ về định hướng phát triển doanh nghiệp hoặc tình hình hoạt động kinh doanh nhằm gia tăng sự gắn kết. Hoạt động này không chỉ củng cố văn hóa doanh nghiệp mà còn khích lệ các nhân viên cùng nhau làm việc hiệu quả. Qua những buổi nói chuyện, nhân viên và lãnh đạo doanh nghiệp có cơ hội bày tỏ và chia sẻ ý kiến, quan điểm trên nhiều phương diện cuộc sống và công việc, sẽ không chỉ giúp nhân viên phát triển chuyên môn trong công việc mà còn thúc đẩy động lực làm việc và cống hiến.

Các hoạt động “ngoài lề” như du lịch, đi từ thiện, tổ chức tiệc giáng sinh, năm mới,… cũng là những dịp để mọi người xích lại gần nhau, trò chuyện nhằm hiểu nhau hơn để nâng cao sự đoàn kết.

Thống nhất

Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp thường dành sự đầu tư cho việc xây dựng “tính thống nhất”. Đó có thể là sự đồng bộ, thống nhất về hình ảnh thông qua những bộ đồng phục, cơ sở vật chất văn phòng… Cũng có thể là sự đồng bộ thông qua những điều lệ, quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp…, điều này nhằm đảm bảo sự tương đồng, và xóa bỏ những khoảng cách “vô hình” giữa mọi người.

Việc xây dựng và nâng cao sự đoàn kết giữa các nhân viên trong doanh nghiệp là cả một quá trình liên tục. Khi các nhân viên hài lòng với tập thể, với công việc thì họ sẽ cống hiến hết mình cho sự phát triển chung của doanh nghiệp và sự gắn kết giữa mọi người sẽ càng thêm bền chặt hơn.

TAGS:
Tác giả: Theo Tạp chí Điện lực, chuyên đề Quản lý và Hội nhập. ; xuất bản: 12/07/2023 04:38
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét
  • Quang cảnh Nhà máy

  • Lễ khởi công xây dựng nhà máy 03/7/2010

  • Đại hội Đảng bộ Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn 1 lần thứ 3, nhiệm kỳ 2015-2020.

  • HN Tổng kết công tác Công đoàn năm 2019 & Triển khai nhiệm vụ năm 2020

  • Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình về thăm và làm việc tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn