Có 5 điểm phân biệt chính giữa vai trò của hai vị trí này mà trong thực tế sản xuất có thể nhận ra ngay:
1. Người lãnh đạo: phải có những tố chất như tầm nhìn chiến lược, coi trọng đại cục, tư duy tổng hợp.
Người quản lý: Phải có tính chiến thuật, quán xuyến cục bộ và tính chức năng (chuyên môn cao)
2. Người lãnh đạo: Điều hành công việc như một bộ môn nghệ thuật, thường đảm nhận những vai trò trung gian, tác phong người nhã, quản lý từ xa.
Người quản lý: Được đào tạo, có kỹ năng, dày dạn kinh nghiệm thực tế, là người giám sát trực tiếp.
3. Người lãnh đạo: Làm mọi việc trở nên hoàn hảo, phù hợp, hiệu quả; không bị giao những nhiệm vụ khó khăn.
Người quản lý: Cố gắng làm việc theo hướng hiệu quả, phù hợp, tận dụng mọi kỹ năng để giả quyết khó khăn.
4. Người lãnh đạo: Là mấu chốt gắn kết tình cảm của tập thể, người phát biểu và được ưu tiên đặc biệt trong mọi cuộc vui.
Người quản lý: Khách quan, công bằng, lãnh đạm; lo lắng mọi mặt cho các hoạt động tập thể.
5. Người lãnh đạo: Thay đổi trình tự, có những sáng tạo vượt thời đại; nếu thất bại thì có ngay kế hoạch khác thay thế.
Người quản lý: Duy trì trật tự, thực tế và coi trọng hiệu quả trước mắt. Vô cùng day dứt nếu phạm phải sai phạm.
Những so sánh trên khiến nhiều người cho rằng, lãnh đạo nhàn hơn quản lý nhiều. Vậy tại sao lại có sự phân biệt rõ rệt về vai trò, và tất nhiên kèm theo đó là đãi ngộ? Câu chuyện vui sau đây giúp nói rõ phần nào quy luật này.
(Tổng hợp từ “Một đời quản trị”)